Truyền hình trực tuyến: Phương pháp ưu việt trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Date: 09/04/2018Lượt xem: 4741

Truyền hình trực tuyến: Phương pháp ưu việt trong chẩn
 đoán và điều trị thoái hóa khớp

Suckhoedoisong.vn - Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Phương pháp ưu việt trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp” vào 9h30, thứ Sáu, ngày 23/3/2018. Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.

Mời độc giả theo dõi video chương trình:


Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh cơ xương khớp là 1 trong 10 nguyên nhân gây tàn phế. Trong đó, thoái hóa khớp chiếm 1/3 trong nhóm bệnh lý cơ xương khớp. Bệnh xuất hiện ở các khớp chịu tải bởi trọng lượng cơ thể như khớp háng, gối, cột sống… Bệnh thoái hóa khớp gây đau đớn cho người bệnh, hạn chế hoặc mất chức năng khớp.

Đáng chú ý là ngày nay bệnh lý cơ xương khớp ngày càng trẻ hóa, thậm chí có bệnh nhân mới 35 tuổi đã bị thoái hóa khớp. Đây là một vấn đề cần quan tâm để điều trị sớm, phòng tránh khớp biến dạng, hạn chế vận động khớp sau này.

Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cho đến nay vẫn chưa rõ ràng nhưng có thể kể đến một số yếu tố như tuổi tác, béo phì, chấn thương khớp,… Thoái hóa khớp gặp ở nữ nhiều hơn nam, gặp nhiều hơn ở những người trong gia đình có người bị thoái hóa khớp.

Vậy dấu hiệu nào nhận biết thoái hoá khớp? Việc điều trị căn bệnh này thế nào? Hiện nay có những phương pháp ưu việt trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp? Và cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả?... Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Phương pháp ưu việt trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp”.

Khách mời tham gia chương trình gồm:

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

 

BSCKII. Nguyễn Thị Lan - Trưởng khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia

Dẫn chương trình: Việt Tú

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ vào 9h30, thứ Sáu, ngày 23/3/2018. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: [email protected]

Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam; BSCKII. Nguyễn Thị Lan - Trưởng khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị; PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đã nhận lời tham gia chương trình.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

Câu hỏi tương tác 1:

Tổn thương cơ bản trong thoái hóa khớp chủ yếu ở đâu?

A. Sụn khớp

B. Xương

C. Dây chằng

D. Cơ

Đáp án đúng là A

Chúc mừng độc giả có facebook là Huyen Pham đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !

Câu hỏi tương tác 2:

Công dụng của Inflapain trong bệnh xương khớp?

A. Hỗ trợ làm giảm triệu chứng của viêm khớp, thoái hóa khớp

B. Hỗ trợ hạn chế lão hóa khớp

C. Giảm đau nhức khớp

D. Tất cả các đáp án trên

Chúc mừng độc giả có facebook là Phan Chi đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !

Dương Hải

NỘI DUNG CÂU HỎI GIAO LƯU :
MC
Tại BV Tuệ Tĩnh và BV Hữu nghị, số lượng bệnh nhân thoái hoá khớp đến khám và điều trị hiện nay ra sao thưa BS? Các triệu chứng bệnh nhân hay gặp phải là gì và có biến chứng nào đáng tiếc xảy ra hay không?
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

Về BV Tuệ Tĩnh, chúng tôi khám khoảng 300 bệnh nhân chung trong đó 40% bệnh nhân nằm trong bệnh lý cơ xương khớp, trong bệnh lý cơ xương khớp có 30% bệnh nhân thoái hóa. Triệu chứng chủ yếu là đau, hạn chế vận động, đặc trưng là đau khi vận động, đau khi đi xuống cầu thang, đau khi ngồi xổm, đi bộ, thay đổi tư thế, đau tăng lên. Thiếu sót của bệnh nhân là khi bắt đầu thấy bất thường thì phải đi khám chuyên khoa để điều trị bài nhưng bệnh nhân quên lãng đi, bỏ qua không chữa trị sớm. Thoái hóa khớp có 4 giai đoạn: giai đoạn đầu mới có triệu chứng chưa có bất thường trên phim X quang của khớp, giai đoạn rõ ở khớp nhưng chưa có biến chứng bất thường, giai đoạn 3 đã có biến chứng bất thường rồi, có vận động lạo xạo, giai đoạn 4 đau liên tục, bắt buộc phải thay khớp. Nếu phát hiện giai đoạn 1, 2 mà được điều trị thì tiến triển giai đoạn 3, 4 không có, ngăn cản ngay từ đầu. Tự chữa trị thì không thành công phải đến bác sĩ chuyên khoa đó là sai lầm của bệnh nhân không nhìn ra hệ thống. Ngăn cản diễn biến của bệnh tránh được biến chứng nguy hiểm.

 

BSCKII. Nguyễn Thị Lan bổ sung: Nói đến thoái hóa khớp thì nói đến hai hệ thống, khám bệnh, ngoại trú, nội trú. Hiện tỉ lệ khám ngoại trú bệnh nhân thoái hóa khớp chiếm tỉ lệ đông, cao nhất trong 10 bệnh khớp ngoại trú. Thoái hóa khớp khá đông, bệnh nhân vào điều trị những biện pháp đặc hiệu để hạn chế việc tàn phế của người bệnh. Thoái hóa khớp điều trị ngoại trú là chính tỉ lệ gặp ở phòng khám rất nhiều. Theo thống kê của PGS Nguyễn Mạnh Hùng – trưởng khoa cơ xương khớp Bạch Mai thì thoái hóa khớp hệ thống ngoại trú là cao nhất trong 10 bệnh cơ xương khớp hiện nay.

MC
Y học hiện đại và y học cổ truyền có sự kết hợp như thế nào trong việc điều trị thoái hóa khớp thưa các bác sĩ?
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

Hiện nay chúng tôi quan điểm khi nghiên cứu về bệnh khớp từ xưa đến nay thế giới đã có nhiều phát minh đem lại sáng tỏ về bệnh khớp, kết hợp y học cổ truyền và hiện đại là đương nhiên. Y học cổ truyền phải cập nhật y học hiện đại, cũng như vậy bác sĩ y học hiện đại cũng chưa thỏa mãn trong việc điều trị bệnh khớp đơn thuần bởi vì khi sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid với bác sĩ nhiều kinh nghiệm thì không sao nhưng nếu ít kinh nghiệm mà dùng liều hơi cao (không dò liều) thì có thể bệnh nhân sẽ có cơn đau bụng. Bác sĩ y học hiện đại có thể dùng thêm thuốc y học cổ truyền để tốt cho bác sĩ. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại sẽ rất tốt.

 

BSCKII. Nguyễn Thị Lan bổ sung: Rất cảm ơn các bác sĩ đông y đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình điều trị bệnh khớp đặc biệt là thoái hóa khớp, nói đến bệnh khớp thì bác sĩ tây y điều trị cho bệnh nhân trong giai đoạn cấp VD: biểu hiện viêm, sưng đau... thì bác sĩ giải quyết triệu chứng đó. Để giải quyết bệnh thoái hóa khớp là cả một quá trình rất dài ngoài việc điều trị tây y thì phải kết hợp với đông y cũng như nhiều phương pháp để có liệu trình điều trị đầy đủ.  

0937592xxx
Tôi bị thoái hóa các khớp và thoái hóa đốt sống cổ đã 5 năm nay. Xin bác sĩ cho biết, bệnh có thể điều trị bằng y học dân tộc và vật lý trị liệu không? Phương pháp đèn hồng ngoại có tác dụng gì với bệnh này không? Xin cảm ơn bác sĩ.
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

Thứ nhất, bạn bị thoái hóa đốt sống cổ thì có thể điều trị bằng y học cổ truyền cũng rất hiệu quả. Y học cổ truyền thì có giai đoạn, nếu ở giai đoạn cấp thì có thể kết hợp thêm y học hiện đại để giảm đau. Riêng y học cổ truyền thì có nhiều phương pháp: xoa bóp, bấm huyệt châm cứu, dùng thuốc đông y, chườm nóng (ngải cứu). Dùng đèn hồng ngoại để giảm căng cơ (nhất là người được chẩn đoán hàn thấp) đó cũng là phương pháp điều trị tốt. Tuy nhiên y học cổ truyền thì bạn phải đến bác sĩ y học cổ truyền được đào tạo về  y học cổ truyền bài bản không nên đến những cơ sở không được cấp phép. Và phải đến chuyên khoa về bệnh này.

Nguyễn Thị Tính, công nhân
Tôi nghe người ta mách nếu bị thoái hoá khớp có thể áp dụng chườm nóng, ngâm nước nóng... sẽ giúp dễ chịu hơn. Xin hỏi, tôi bị thoái hóa khớp gối kèm viêm có nên áp dụng không? Tôi phải làm gì, xin cảm ơn bác sĩ.
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

Thứ nhất khi bạn bị thoái hóa khớp có nhiều phương pháp điều trị và phương pháp ngâm nóng cũng là một phương pháp thường xuyên được áp dụng và đem lại hiệu quả, người bệnh cảm thấy dễ chịu khi ngâm chân hoặc chườm nóng (bằng ngải cứu). Riêng trường hợp của bạn bị thoái hóa khớp nhưng bạn nói bị viêm thì không rõ bạn bị viêm gì, thông thường thoái hóa khớp gối là bị đau chứ không bị tràn dịch nhưng nếu bạn bị viêm thì có tràn dịch khớp gối. Nếu như vậy bạn phải điều trị thoái hóa khớp gối và chống viêm, nếu bạn đang bị đau thì chúng tôi phải kết hợp y học hiện đại và cổ truyền. Nguyên tắc là nếu như bạn đang bị đau như vậy không được để đau kéo dài, sưng cũng không được kéo dài. Chúng tôi dùng thuốc đông y, châm cứu... kết hợp với thuốc tây y.

Ngâm chân và chườm nóng thì bạn cũng được sử dụng nhưng không được nóng quá (35-40o) 

Khán giả Hoàng Vũ Thành
Tôi nghe nói trong Đông y có các cách xoa bóp giúp điều trị thoái hoá khớp, PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh có thể hướng dẫn một vài động tác xoa bóp hoặc bài tập cơ bản dễ áp dụng được không ạ?
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

Như tôi nói trong các phương pháp điều trị thoái hóa khớp của y học cổ truyền có phương pháp xoa bóp và điều trị giảm đau. Làm giảm mềm cơ, giảm sức căng của cơ, lưu thông khí huyết ở vùng đó. Khi xoa bóp đem lại dễ chịu cho người bệnh. Động tác đơn giản là mềm, lỏng bàn tay sao để bàn tay bám thật chặt đặc vào chỗ cần xoa bóp, đưa tay theo chiều kim đồng hồ với tốc độ vừa phải và lực đè lên từ nhẹ đến sát và di chuyển vùng da cơ bám vào. Động tác phù hợp với sinh lý vùng khớp VD khớp vai thì động tác phải giơ cao lên nhưng không được giơ cao quá hoặc quay khớp vai thì được 360 độ nhưng nếu dạng khớp vai thì chỉ nên 90 độ. Nên khi tập để duy trì chức năng của khớp,  nếu tập quá  sẽ gây chấn thương vùng khớp đó đặc biệt với người cao tuổi.  Cần để cơ thể thích nghi không để quá ngưỡng của khớp. Xoa bóp thường xuyên sẽ rất tốt cho các khớp, có lợi cho sức khỏe.

Hương
 
Mẹ em dạo gần đây hay bị đau lưng và đau đầu gối chân, có lúc sưng lên, không cúi cũng như không đi được. Được mọi người khuyên nên rang muối với ngải cứu và đắp lưng, chân vậy cách này có đúng và có nên làm không ạ?
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

Chườm là một trong những phương pháp điều trị trong đông y  (dùng hạt muối to với ngải cứu) gói trong khăn chườm là dùng điều trị về phong thấp, thoái hóa khớp, đau nhức khớp và bạn phải kiểm soát độ nóng, nóng quá sẽ không tốt và bạn có thể áp dụng phương pháp này rất tốt.

Còn mẹ bạn đang bị đang đau, sưng , nóng khớp thì tốt nhất bạn cần đưa mẹ đi khám để có chẩn đoán cụ thể mẹ bạn có bị thoái hóa khớp gối có viêm, có xuất tiết làm tràn dịch hay bệnh lý về viêm khớp miễn dịch do đó việc xác định của bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng  khác với việc bạn chăm sóc sức khỏe mẹ bạn hằng ngày.

BSCKII. Nguyễn Thị Lan bổ sung: tình trạng của mẹ bạn có đợt sưng đau khớp gối thì quan điểm của bác sĩ tây y thì cần xác định tổn thương dịch viêm, tấy nhiều hay không thì mới áp dụng chườm nóng còn thực sự tổn thương đó có viêm tấy, có dịch thì hiệu quả của chườm nóng trong viêm, tấy, tràn dịch khớp gối thì cũng phải tùy giai đoạn, trường hợp cụ thể để có biện pháp cụ thể (điều trị cá thể cụ thể) ở giai đoạn này thì áp dụng  phương pháp này sau đó lại ưu tiên phương pháp khác thì sẽ tốt.

0237892xxx
Tôi năm nay 45 tuổi, thời gian gần đây tôi thấy đầu gối bị đau nhẹ, khi vận động thì nghe tiếng kêu lục cục. Xin quý báo cho biết tôi bị bệnh gì, điều trị thế nào?
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

Như đã nói triệu chứng của thoái hóa khớp là đau, hạn chế vận động. Bạn có đau, vận động có tiếng lục cục (chuyên môn gọi là tiếng lạo xạo) tuy nhiên để biết rõ bạn bị bệnh gì thì cần khám bác sĩ chuyên khoa. Bạn 45 tuổi thì cũng bắt đầu vào tuổi thoái hóa rồi nhưng có phải thoái hóa khớp không hay bệnh vì khác kèm theo. Bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán cụ thể bằng phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng để có phác đồ điều trị cụ thể. Triệu chứng bạn thì có thể nghĩ đến thoái hóa khớp.

BSCKII. Nguyễn Thị Lan bổ sung: Bệnh thoái hóa khớp đang bị trẻ hóa và người dân đang ngày càng có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe. Bạn đã có những phát hiện ban đầu sớm. Bạn 45 tuổi và có các triệu chứng thoái hóa khớp và trong phương pháp điều trị thì không rõ được là bạn thuộc tạng người nào (béo hay gầy) hoặc béo phì hoặc công việc nghề nghiệp ra sao. Cần tìm hiểu yếu tố nguy cơ để điều trị. Quan điểm của tôi là điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc còn nếu dùng thuốc thì cần phải có sự chẩn đoán rõ ràng. Và cần biết yếu tố nguy cơ để tránh.

Bạn đọc
Với những người bị bệnh lý thoái hoá khớp nên và không nên ăn những thực phẩm nào thưa chuyên gia dinh dưỡng? Chế độ chăm sóc có gì đặc biệt không ạ?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm :

Dinh dưỡng có thể hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp bằng một chế độ ăn tốt. Về mặt dinh dưỡng, chế độ ăn phải đa dạng thực phẩm, để cơ thể đủ chất. Ở đây, khẩu phần ăn phải đủ canxi, ví dụ chị em nữ giới ở độ tuổi từ 50 và anh em nam giới ở độ tuổi 55 trở lên, chúng ta phải có đủ khẩu phần 1000 mg canxi mỗi ngày.

Theo các cuộc điều tra tổng dinh dưỡng, khẩu phần ăn trung bình của người Việt Nam mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu kiến nghị về canxi. Do đó, chúng ta cần phải tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, trong đó hàng đầu là sữa và các chế phẩm từ sữa vì canxi trong sữa hấp thu tốt hơn, trong tôm, cá nhỏ thì chúng ta nên ăn cả xương trong đó, ăn các rau có màu xanh thẫm, các thực phẩm nhiều vitamin C, cũng có thể giúp cho cơ thể dễ hấp thu canxi. Chúng ta có thể thấy những vi chất như kẽm có nhiều trong hải sản, cá, trứng, thịt, vitamin A trong động vật, trong các thực vật có chứa tiền tố vitamin A như rau, củ, quả màu xanh thẫm, màu vàng. 

Chế độ ăn phải giàu chất chống oxy hóa. Các gia vị như gừng, tỏi, các loại rau thơm... rất giàu chất chống oxy hóa. Điều này cũng giúp phòng chống thoái hóa khớp hiệu quả. Cần tránh các món ăn nhiều mỡ động vật quá, các chất béo chiên rán nhiều lần thì làm cho bệnh thoái hóa khớp tăng nặng hơn, nên hạn chế rượu bia vì rượu, bia góp phần tăng cường thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. 

Việc giữ cân nặng cũng hết sức quan trọng. Ở những người thừa cân, béo phì, các xương khớp bị tăng sức nặng, áp lực hơn vì cân nặng của cơ thể. Do đó, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân khi có nguy cơ thừa cân, béo phì. 

MC
Câu hỏi đầu tiên xin bác sĩ cho biết, thực trạng các bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hoá khớp hiện nay có hay gặp không? Các khớp nào thì dễ bị thoái hoá nhất ạ?
BSCKII. Nguyễn Thị Lan :

Hiện nay tình trạng thoái hoá khớp ở VN nói chung chiếm khoảng 0,5 -1% trong tất cả các bệnh lý, riêng bệnh thoái hoá khớp trong cơ xương khớp hiện nay khá cao, chiếm tới 6%, đặc biệt là bệnh lý thoái hoá khớp là bệnh lý hàng đầu về khớp ngoại trú.

Thoái hoá khớp gối là bệnh thường gặp nhất, xu hướng trẻ hoá từ 50 tuổi trở lên bệnh thoái hoá khớp gia tăng.

MC
Trở lại với các khách mời trường quay, xin hỏi các chuyên gia, hiện nay y học hiện đại và y học cổ truyền có các phương pháp nào giúp chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hoá khớp? Phương pháp nào được coi là phương pháp ưu việt, đem lại hiệu quả cao cho người bệnh thưa BS?
BSCKII. Nguyễn Thị Lan :

Việc chẩn đoán thoái hoá khớp là bệnh chẩn đoán không khó, các phương pháp chẩn đoán kinh điển từ trước đến nay dựa theo lâm sàng (bệnh nhân được thăm khám cũng như có các dấu hiệu cơ năng, thực thể), và cận lâm sàng (các hỗ trợ cho phương pháp chẩn đoán xác định). Hiện nay có nhiều máy móc giúp chẩn đoán nhưng với 1 bác sĩ không thể bó qua chụp X-quang thường quy trong chẩn đoán thoái hoá khớp.

Việc điều trị bệnh nào đi chăng nữa cũng là một cá thể riêng biệt, mỗi bệnh nhân có điều trị riêng không giống nhau.

Với phương diện bác sĩ Tây y, rất cảm ơn bác sĩ Đông y trong hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hoá khớp. Tây y chỉ có thể điều trị trong giai đoạn cấp bệnh nhân có sưng, viêm nhưng bệnh thoái hoá khớp là quá trình điều trị dài cần kết hợp nhiều phương pháp mới có liệu trình đầy đủ.

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh bổ sung: Trong YHCT cũng như YHHĐ chúng ta chẩn đoán thoái hoá khớp, về YHCT cũng dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng. Đầu tiên đó là biểu hiện có đau hay không, đau ở tư thế nào (đi lại bước lên xuống cầu thang, tư thể ngồi xổm...; hạn chế vận động, co duỗi tay... hoặc đau cột sống thắt lưng đau không cúi được tay chạm đất...).

Hiện nay có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán tốt như có thể dùng máy X-quang thông thường để chụp, hoặc chụp MRI kiểm tra ngay từ đầu hoặc dùng máy siêu âm kiểm tra xem có thoái hoá khớp ở mức độ nào; hoặc dùng siêu âm khớp kiểm tra có dịch trong khớp không, đo dịch trong khớp rất là chính xác.

Tuỳ giai đoạn, bác sĩ có thể nội soi khớp để kiểm tra xem có bất thường trong khớp hay không. Ví dụ ở giai đoạn 3 thường bong ra những vật thể bất thường trong khớp, khi nội soi phát hiện rất dễ để điều trị giúp người bệnh rất chính xác. 

YHCT chẩn đoán thể bệnh gì, ví dụ do can thận âm hư, hay hàn thất, không khí hàn ẩm thấp gây ra bệnh. Trong đông y, thận là trụ cốt, thận suy làm cốt giảm đi,... hoạt động khớp bị hạn chế... Đông y còn xem lưỡi, mạch của bệnh nhân để kết hợp YHHĐ thăm khám chuyên khoa đem lại cái nhìn tổng thể cho bệnh nhân, đưa ra kế hoạch điều trị chính xác.

Việc nghiên cứu kết hợp điều trị YHCT và YHHĐ là đương nhiên, đem lại nhiều hữu ích cho người bệnh.

Bạn đọc
Bạn đọc () Với những người bị bệnh lý thoái hoá khớp nên và không nên ăn những thực phẩm nào thưa chuyên gia dinh dưỡng? Chế độ chăm sóc có gì đặc biệt không ạ?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm :

Dinh dưỡng có thể hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp bằng một chế độ ăn tốt. Về mặt dinh dưỡng, chế độ ăn phải đa dạng thực phẩm, để cơ thể đủ chất. Ở đây, khẩu phần ăn phải đủ canxi, ví dụ chị em nữ giới ở độ tuổi từ 50 và anh em nam giới ở độ tuổi 55 trở lên, chúng ta phải có đủ khẩu phần 1000 mg canxi mỗi ngày.

Theo các cuộc điều tra tổng dinh dưỡng, khẩu phần ăn trung bình của người Việt Nam mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu kiến nghị về canxi. Do đó, chúng ta cần phải tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, trong đó hàng đầu là sữa và các chế phẩm từ sữa vì canxi trong sữa hấp thu tốt hơn, trong tôm, cá nhỏ thì chúng ta nên ăn cả xương trong đó, ăn các rau có màu xanh thẫm, các thực phẩm nhiều vitamin C, cũng có thể giúp cho cơ thể dễ hấp thu canxi. Chúng ta có thể thấy những vi chất như kẽm có nhiều trong hải sản, cá, trứng, thịt, vitamin A trong động vật, trong các thực vật có chứa tiền tố vitamin A như rau, củ, quả màu xanh thẫm, màu vàng. 

Chế độ ăn phải giàu chất chống oxy hóa. Các gia vị như gừng, tỏi, các loại rau thơm... rất giàu chất chống oxy hóa. Điều này cũng giúp phòng chống thoái hóa khớp hiệu quả. Cần tránh các món ăn nhiều mỡ động vật quá, các chất béo chiên rán nhiều lần thì làm cho bệnh thoái hóa khớp tăng nặng hơn, nên hạn chế rượu bia vì rượu, bia góp phần tăng cường thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. 

Việc giữ cân nặng cũng hết sức quan trọng. Ở những người thừa cân, béo phì, các xương khớp bị tăng sức nặng, áp lực hơn vì cân nặng của cơ thể. Do đó, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân khi có nguy cơ thừa cân, béo phì. 

Câu hỏi
Để phòng bệnh thoái hoá khớp thì cần làm gì thưa các chuyên gia? Có cách nào để phát hiện sớm thoái hoá khớp?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm :

TS Nguyễn Thị Lâm: Khi chúng ta bị đau, hạn chế vận động, chúng ta thường nghĩ tới thoái hóa khớp. Khi đó, chúng ta nên đến gặp những bác sĩ chuyên khoa để xem có phải đúng chúng ta bị bệnh thoái hóa khớp không để có thể điều trị kịp thời, không chuyển sang các giai đoạn sau của bệnh. 

TS Đậu Xuân Cảnh: Chúng ta phải hiểu một điều cơ bản về bệnh thoái hóa khớp là khớp là hệ vận động. Vì vậy, khi chúng ta vận động về nó, thái quá về nó đều có thể tạo ra nguyên nhân gây ra bệnh. Ngày nay, nhờ công nghệ, chúng ta có thể ngồi một chỗ và điều khiển các việc xung quanh, điều này rất có lợi cho công việc, nhưng bất thường cho cơ thể chúng ta vì không vận động. Một lời khuyên dành cho những người muốn phòng tránh bệnh thoái hóa khớp là đừng bất động cơ thể trong một thời gian quá lâu, 1 tiếng đồng hồ bạn nên đứng dậy, đi lại một chút, để trả lại cơ chế hoạt động của khớp. Khớp là sự kết nối toàn bộ cơ thể, chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Do vậy, đừng bao giờ mập quá, bởi nếu cân nặng cơ thể nặng quá tức có nghĩa chính bạn làm tổn thương xương khớp của bạn. 

Bên cạnh đó, chúng ta phải cân bằng dinh dưỡng. Nên ăn mùa nào thức nấy, một bữa ăn nhiều món ăn, ăn đa dạng nhưng không ăn quá nhiều, bồi bổ vi chất cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin C.... bồi dưỡng cho lớp sụn cho xương khớp của mình

Hãy coi việc chăm sóc xương khớp của mình là một hoạt động bảo vệ sức khỏe, văn hóa vì không có gì tốt bằng sức khỏe của mình cả.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan: Chúng ta cần hiểu cơ chế gây ra bệnh thoái hóa khớp. Hiện nay, giới y tế trong nước và quốc tế vẫn còn bàn cãi rất nhiều về cơ chế gây ra thoái hóa khớp. Tuy nhiên, cơ chế sinh học và cơ chế cơ học hiện nay được quan tâm nhiều hơn là các yếu tố nguy cơ gây bệnh, như nguyên nhân gây bệnh, những yếu tố gây bệnh nguyên phát, bệnh thứ phát, quá trình tiến triển bệnh như yếu tố di truyền, béo phì, chấn thương, chuyển hóa..... Muốn phòng bệnh, phải hạn chế các yếu tố gây bệnh. 

 

Vũ Trường Huy, Hà Nam
Tôi đi khám và phát hiện ra mình bị thoái hóa khớp đã 3 năm nay. Bác sĩ cho dùng thuốc trong đó có cả glucosamin nhưng chỉ đỡ chứ không khỏi. Xin hỏi BS có phương pháp nào hiệu quả giúp điều trị khỏi bệnh này hay không?
BSCKII. Nguyễn Thị Lan :

Bạn đãđược chẩn đoán thoái hoá khớp vàđược điều trị bằng glucosamin, đây là thuốc điều trị có tác dụng chậm và dùng kéo dài. Việc sử dụng glucosamin có tác dụng trong 3 tháng nhưng không hết đau là hợp lý, bác cần trở lại bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng bệnh thoái hoá khớp hay là các bệnh lý khớp khác kèm theo, hay là đợt cấp của đợt viêm của bệnh thoái hoá khớp, để điều trị đúng cách, hài hoà, điều trị tấn công hay duy trì mới có thể đảm bảo được trong quá trình điều trị, vận động của người bệnh.

MC
Nhiều người hỏi ăn bì, tai lợn... tốt cho xương khớp. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm :

Ăn bì, tai lợn, chân giò... có chứa nhiều collagen. Collagen được cấu tạo bởi các acid amin, khác với cấu trúc protien khác trong cơ thể. Chúng ta ăn các chất như vậy, trong cơ thể cũng có sẵn bộ acid amin sẽ giúp tạo collagen tốt hơn. Tuy nhiên, khi ăn các thực phẩm này, chúng ta nên bỏ phần mỡ nhiều, để tránh bị thừa cân, béo phì, 

Facebooker Lan Vi
Xin bác sĩ tư vấn cho em cách ăn uống sao để bổ sung đủ canxi, hạn chế thoái hóa khớp. Và tuổi nào nên dùng thuốc hỗ trợ tránh bệnh này ạ?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm :

Như tôi đã nói phần đầu, chế độ ăn của chúng ta nên giàu các chế phẩm nhiều canxi. Đơn cử, bạn nên uống khoảng 2 ly sữa/ngày vì khoảng 400-500ml sữa có thể cung cấp khoảng 500 mg canxi. Những người nào thiếu canxi có thể bổ sung, tăng cường nhiều hơn. Chúng ta ăn tôm, cá nhỏ nấu nhừ cả xương, rau màu xanh thẫm, nước cam....Nhiều khi chúng ta bổ sung đủ canxi, nhưng thiếu vitamin D. Đặc biệt ở miền Bắc, nơi mùa đông kéo dài tới 5-6 tháng, chúng ta ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì rõ ràng chúng ta bị thiếu hụt canxi. Việc bổ sung thực phẩm chỉ đáp ứng được 10 - 20 % nhu cầu vitamin D, do đó chúng ta bắt buộc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng mùa đông ít ánh nắng mặt trời, chúng ta nên bổ sung các sản phẩm vitamin D, kẽm....

Đặng Văn Hoàng, Hải Dương
Tôi 45 tuổi, gần đây mỗi khi thức dậy vào buổi sáng hay buổi trưa ngủ dậy thì các đầu ngón tay tôi bị tê buốt không gập lại được, sau một thời gian ngắn mới trở lại bình thường. Tôi rất lo lắng. Xin quý báo cho biết tôi bị bệnh gì? Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
BSCKII. Nguyễn Thị Lan :

Đây là dấu hiệu sớm bạn gặp được, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng gặp ở bệnh nhân thoái hoá thường chỉ 30p. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này kéo dài thì cần khám chuyên khoa sâu để chẩn đoán chính xác, theo quan điểm của tôi khởi đầu có thể dùng thuốc, tập luyện vật lý trị liệu.

Bố tôi năm nay 70 tuổi, gần đây, ông hay kêu mỏi đầu gối, các khớp tay và thay đổi thời tiết thì đau tăng. Tôi được biết người già rất hay bị thoái hóa khớp, nếu không được can thiệp sớm thì dễ bị tàn phế. Xin bác sĩ cho những lời khuyên để chủ động phòng ngừa ở người lớn tuổi như bố tôi.
BSCKII. Nguyễn Thị Lan :

BV Hữu nghị Việt Xô thường có nhiều bệnh nhân cao tuổi 70 tuổi, chất lượng cuộc sống là quan trọng, bạn cần đưa bố đến trung tâm chuyên khoa khám bệnh để xem có bệnh gì kết hợp không.

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh bổ sung: Một người 70 tuổi có nhức mỏi toàn thân, đây là tuổi mà nhiều chức năng trong cơ thể suy giảm đi, làm cho người bệnh không thoải mái, đi lại bị hạn chế, người bệnh sinh hoạt không tự nhiên, Để khắc phục cần chú ý dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp, dinh dưỡng nhiều vitamin, năng lượng vừa đủ, tinh thần vui vẻ để hạnh phúc với cuộc sống hàng ngày.

Ở tuổi này, các chăm sóc y tế cần chú ý, 1 năm cần 1-2 lần đển cơ sở y tế thăm khám, xác định tổng thể sức khoẻ ngoài nhức mỏi toàn thân còn có bệnh lý gì không để có chăm sóc y tế. Các thuốc Đông y có thể sử dụng tốt theo từng thể bệnh, phù hợp với cụ để có thể sử dụng tốt.

Bác sĩ cho em hỏi, em làm văn phòng, 28 tuổi do công việc phải ngồi nhiều, ít di chuyển nên dạo gần đây em rất hay đau thắt lưng và mỏi vai. Em còn trẻ liệu có thể mắc thoái hóa xương khớp không? em có nên dùng các thuốc hỗ trợ xương khớp không ạ?
BSCKII. Nguyễn Thị Lan :

Bạn 28 tuổi, công việc văn phòng ngồi nhiều có lẽ tiếp xúc nhiều máy tính, yếu tố gây thoái hoá khớp liên quan nhiều đến thói quen công việc. Nếu ngồi lâu 1 tiếng cũng ảnh hưởng đến tổn thương của sụn, nếu bạn ngồi lâu 8 tiếng không thay đổi có thể gây hiện tượng thoái hoá cột sống cổ, uống thuốc gì hay không cần tư vấn bác sĩ.

Bạn nên thay đổi thói quen làm việc sớm hơn là dùng thuốc.

Bác Lý Thu Nhã, 50 tuổi
Trong câu lạc bộ dưỡng sinh của chúng tôi có hiện tượng phụ nữ thường bị thoái hóa khớp gối sớm hơn nam giới cùng tuổi. Xin bác sĩ cho biết, tại sao lại như vậy?
BSCKII. Nguyễn Thị Lan :

Những yếu tố nguy cơ để xác định thoái hoá khớp cũng như tiến triển của thoái hoá khớp trong đó có béo phì, ít vận động, người có tuổi... tỉ lệ nữ nhiều hơn nam theo thống kê của VN tỉ lệ này là 2,5 nữ/1 nam.

Đến nay nguyên nhân và cơ chế gây thoái hoá khớp cũng bàn nhiều nhưng cũng chưa rõ ràng, cần nghiên cứu tiếp.

KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
    Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
  • PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh
    Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
  • BSCKII. Nguyễn Thị Lan
    Trưởng khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị
Tin liên quan:

Điều trị bệnh tai biến mạch máu não bằng phương pháp y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền

Áp dụng phương pháp châm cứu trong điều trị hội chứng cổ vai gáy

Làm đẹp không đúng cách: tiền mất, tật mang

Điều trị Thoát vị đĩa đệm bằng Phương pháp y học cổ truyền

Khoa châm cứu Bệnh viện Tuệ Tĩnh: Kế thừa, phát huy, phát triển sáng tạo nền y học cổ truyền Việt Nam

Đề xuất đăng tải một số chuyên trang chuyên mục về phòng chống dịch bệnh

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn