Dâu

Date: 08/06/2020Lượt xem: 9485

Tên khác: Dâu tằm

Tên khoa học: Morus alba L.

Họ Dâu tằm: Moraceae

Mô tả: Cây gỗ lớn cao tới 15m, màu nâu hay vàng vàng. Lá mọc so le, phiến xoan dài 5-10 (20)cm, rộng 4-8cm, gốc hình tim hay gần như cụt, chóp tù hay hơi nhọn, có thuỳ trên các nhánh tược còn non, có răng, với răng hình tam giác, tù, khía rộng; gân gốc 3, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến. Hoa cùng gốc hay khác gốc, các hoa cái thành bông đuôi sốc hơi dài hơn rộng, nhưng không quá 2cm. Quả trắng hay hồng, thuộc dạng quả phức gồm nhiều quả bế bao trong các lá đài đồng trưởng và trở thành mọng nước.

Sinh thái: Cây trồng thích nghi với khí hậu nhiều nơi ở nước ta từ đồng bằng tới miền núi. Ra hoa tháng 4-5, ra quả tháng 6-7.

Phân bố: Nguyên sản ở Trung Quốc, được trồng rộng rãi ở nước ta và các nước Châu Á.

Bộ phận dùng: Lá, cành dâu, vỏ rễ và tầm gửi cây dâu.

Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Lá thường dùng tươi. Cành dâu, chọn cành có đường kính không quá 1cm, phơi qua hơi khô còn dẻo, thái mỏng, phơi khô kỹ, sao vàng hay tẩm rượu sao. Rễ dâu đào về rửa sạch, cạo bỏ vỏ bẩn, tách lõi gỗ, dùng vỏ trong phơi khô. Tầm gửi cây dâu thu hái ở cây dâu già, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Lá dâu có vị đắng, ngọt, tính mát;có tác dụng sơ tán phong nhiệt, thanh can. Cành dâu có vị đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, thông lợi các khớp, vỏ rễ vị ngọt, tính hàn; có tác dụng tả phế bình suyễn, hành khí tiêu thũng. Tầm gửi cây dâu có vị đắng,tính bình; có tác dụng mạnh gân cốt, lợi huyết mạch.

Công dụng: Lá dược dùng chữa sốt, cảm mạo do phong nhiệt, ho, viêm họng. Cành dâu dùng trị phong thấp, đau thắt lưng, cước khí, chân tay co quắp... vỏ rễ thường dược dùng trị ho do phế nhiệt, thổ huyết, thuỷ thũng, cước khí, tiểu tiện bất lợi. Tang ký sinh dùng trị đau lưng, đau mình, chân tay tê bại.

Liều dùng: Lá 6-18g; cành dâu 6-12g; vỏ rễ dâu 6-12g; tầm gửi cây dâu 12-20g.

Bài thuốc:

1. Đái tháo đường:

Vỏ rễ dâu tằm 16g, Câu kỷ tử 20g. Sắc uống. (Thượng Hải thường dụng Trung thảo dược).

2. Cao huyết áp:

a) Lá Dâu, Hạt ích mẫu nấu nước ngâm chân buổi tối 30-40 phút trước khi đi ngủ. (TEKTT).

b) Lá dâu 10g, Cúc hoa vàng 9g, Hạ khô thảo 15g. Sắc nước uống. (TQDG).

3. Cơ, da hư khô ráp do cơ thể suy nhược (cùng có tác dụng nhuận da):

Lá dâu l00g, Vừng đen (Hắc chi ma) 400g, mật ong 600g. Đem lá dâu ngâm rửa để ráo,phơi khô; Vừng đen sao thơm, cùng nghiền bột, mật ong cho vào xào luyện đến khi tụ lại thành giọt là vừa đủ, trộn đều với bột thuốc, vo thành viên, mỗi viên 9g, sấy khô, mỗi ngày án mỗi buổi sáng tối 1 viên, uống với nước sôi để ấm. (TQDG)

4. Bong gân khuỷu tay:

Tang ký sinh 30g, Uy linh tiên 20g, xương lợn 60g. Sắc nước chia 3 lần uống. (TQDG)

5. Chân tay tê bại, bại liệt:

Tầm gửi cây dâu 30g, Ngưu tất 20g. Sắc uống. (CTVN)

6. Phong thấp, tay chân co quắp, đau nhức:

Cành dâu sao 20g, cây Huyết dụ 12g. sắc uống. (CTVN)

7. Hắc lào:

Cành dâu 5000g, Ích mẫu 1500g. Băm nhuyễn, thêm nước, sắc 2 lần, lấy nước có được trộn chung lại rồi cô đặc trên lửa nhỏ. Mỗi tối trước khi đi ngủ, uống 60ml với rượu gạo ấm. (TQDG)

Ghi chú: Lá dâu chứa các thành phần bay hơi như tinh dầu chứa isobutanol, alcolisoamylic, isoamyl acetat, acetophenol. Còn có các acid acetic, acid propionic,acid butyric, acid isobuttyric, acid isovaleric vv...

Các thành phần không bay hơi gồm nhiều hợp chất thuộc các nhóm hoá học khác nhau như protein, carbohydrat, flavonoid, coumarin, vitamin vv...

- Protein:phenylalanin, leucin, valin, tyrosin, proỉin, alanin, acid glutamic, glycin,serin, arginin, acid aspartic...

- Flavonoid: rutin, quercetin, moracetin, quercitrin, isoquercitrin.

- Dẫn chấtcoumarin: umbelliferon, scopoletin, scopolin.

- Vitaminc, caroten, vitamin D.

- Sterol:β-sitosterol, campestrol, β-sitosterol glycosid, β-ecdyson và inokosterol.

- Acid hữu cơ: acid oxalic, acid malic, acid tartric, acid citric, acid fumaric và acidpalmitic.

Vỏ rễ chứa những chất thuộc nhiều nhóm hoá học khác nhau: mulberin, cyclomulberin, mulberochromon... Còn có p-tocopherol, umbelliferon, scopoletin, dihydromorin, dihydrokaempferol vv...

Cao nước và cao kiềm của lá và thân cây dâu có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram + vàcác men. Lá dâu có tác dụng gây trấn tĩnh; còn có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch.

Vỏ trong của rễ dâu có tác dụng gây hạ huyết áp, gây trấn tĩnh.

Cao chiết với methanol và nước từ vỏ rễ dâu làm giảm mức đường huyết (do moran A). Caochiết này còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Candida albicans, Mycobacteriumphlei.


Tin liên quan:

Cúc hoa vàng

Cỏ tháp bút

Quế

Phòng phong thảo

Kinh giới

Bạch chỉ nam

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn