Thiên niên kiện

Date: 20/01/2021Lượt xem: 16404
Thiên niên kiện
Tên khác: Sơn thục, Thần phục
Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott
Họ Ráy - Araceae
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 đôi gân gốc, 7-9 đôi gân bên. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch.
Sinh thái: Mọc dưới tán rừng thường xanh, nơi ẩm, cạnh suối hay dọc theo hai bên bờ khe suối cũng thường được trồng.
Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 8-10.
Phân bố: Phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Ân Độ, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia.
Bộ phận dùng: Thân rễ, thường gọi là Thiên niên kiện.
Thu hái thân rễ già, rửa sạch, chặt thành từng đoạn ngắn 10-20cm, sấy nhanh dưới nhiệt độ 50oC cho khô đều mặt ngoài rồi làm sạch vỏ, nhặt bỏ các rễ con, sau đó đem phơi hay sấy khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong thấp, bố gân cốt, chỉ thống tiêu thũng.
Công dụng: Thường dùng chữa phong hàn thấp nhức mỏi các gân xương, hoặc co quắp tê dại. Trong nhân dân, Thiên niên kiện thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hoá. Còn dùng trị đau bụng kinh, trừ sáu nhậy. Thiên niên kiện còn là nguyên liệu chiết tinh dầu dùng làm hương liệu, và là nguồn nguyên liệu chiết linalol.
Liều dùng 6-12g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Bài thuốc:
1. Chữa tê thấp, khớp xương sưng nhức, vận động khó khăn, da tê phù, sợ nước:
Thiên nhiên kiện 12g, Cốt toái bổ 10g, Bạch chỉ 8g. Sắc uống. (CTVN)
2. Chữa thấp khớp, đau nhức xương;
Thiên niên kiện 12g, rễ Bưởi bung l0g, quả Dành dành 8g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, ngâm rượu uống. (1000 CT và ĐVLT)
Thiên niên kiện 12g, rễ Cỏ xước 40g, Hy thiêm 28g, Thổ phục linh 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Ngải cứu 12g, Ké đầu ngựa 12g. Sao vàng, sắc uống ngày một thang, (nt)
3. Chữa đau bụng kinh:
Thiên niên kiện, rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc, gỗ Vang, rễ Sim rừng, các vị bằng nhau, 12g. Sắc uống, (nt)
4. Chữa dị ứng, mẩn ngứa, lở sơn:
Thiên niên kiện, Sả, Gừng, mỗi vị l0g. Sắc uống trong ngày, (nt)
Ghi chú: Thân rễ Thiên niên kiện chứa tinh dầu, trong đó có α-pinen, β-pinen, limonen, linalol, terpinen-4-ol, cedrenol, sausurea lacton, ∆-cadinol, α-terpineol moslen, nerol, myrcenol và eugenol. Rễ Thiên niên kiện Việt Nam chứa linalol 56,84%, terpinen- 4-ol. acetaldehyd, aldehyd propionic, aldehyd butyric, ∆3-caren, sabinen, limonen, α - terpinen, β-terpinen, y-terpineol, α -terpineol...
Thân rễ Thiên niên kiện có tác dụng ức chế yếu phù bàn chân chuột cống trắng: còn có tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn chuột lang cô lập gây nôn bởi histamin và acetylcholin, gây giãn mạch ngoại biên và có tác dụng yếu ổn định màng hồng cầu.

Tin liên quan:

Hy thiêm

Sắn dây

Sài hồ

Rau má

Nhài

Ngưu bàng

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn