Thông báo tuyển sinh Sau Đại học đợt 1 năm 2021 ngành Y học cổ truyền

Date: 15/03/2021Lượt xem: 9978
                        BỘ Y TẾ                                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      HỌC VIỆN YDHCT VIỆT NAM                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
           Số: 131/TB-HVYDHCTVN                                Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2021

THÔNG BÁO
TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2021 
NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

Kính gửi: - Các Trường Đại học Y - Dược, Học viện, Viện;
- Các Sở Y tế, Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng Y tế; 
- Các Đơn vị Y tế thuộc lực lượng vũ trang;
- Hội Đông y các tỉnh/thành phố.

Căn cứ Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ;
Căn cứ Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;
Căn cứ Quyết định số 19/2006/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú;
Căn cứ Quyết định số 1637/2001/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp II sau đại học;
Căn cứ Quyết định số 1636/2001/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp I sau đại học;
Căn cứ Công văn số 622/BYT-K2ĐT ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Cục Khoa học công nghệ và đào tạo Bộ Y tế về việc hướng dẫn tuyển sinh và đào tạo Chuyên khoa I, Chuyên khoa II và Bác sĩ Nội trú năm 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 40/2015/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2015 giữa Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh);
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam thông báo kế hoạch tuyển sinh Sau đại học ngành Y học cổ truyền đợt 1 năm 2021 như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh:

TT

Trình độ

Ngành

Chỉ tiêu

1

Tiến sĩ

Y học cổ truyền

05

2

Thạc sĩ

Y học cổ truyền

60

3

Bác sĩ Chuyên khoa II

Y học cổ truyền

30

4

Bác sĩ chuyên khoa  I

Y học cổ truyền

200


I. TUYỂN SINH
1. Tuyển sinh: Tiến sĩ ngành Y học cổ truyền
1.1. Phương thức và thời gian tuyển sinh
1. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển 
2. Số lần tuyển sinh trong năm: 01 lần hoặc nhiều lần.
1.2. Điều kiện dự tuyển
Người dự tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Y học cổ truyền loại giỏi trở lên hoặc bằng Thạc sĩ ngành YHCT.
2. Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
a) Bằng tốt nghiệp Đại học hoặc bằng Thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
b) Bằng tốt nghiệp Đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
d) Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục II Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 về việc Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).
4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ  Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của cơ sở đào tạo.
5. Điều kiện về thâm niên: Có ít nhất 02 năm công tác chuyên môn trong ngành Y học cổ truyền (đối với người dự tuyển có bằng thạc sĩ).
1.3. Hồ sơ dự tuyển
1.3.1. Hồ sơ dự  tuyển bao gồm:
a) Đơn xin dự  tuyển (theo mẫu có trong hồ sơ xét tuyển)
b) Lý lịch khoa học.
c) Bản sao văn bằng, bảng điểm công chứng tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ; Chứng chỉ, bảng điểm ngoại ngữ công chứng.
d) Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quy định tại khoản 2 của điều kiện dự tuyển.
đ) Đề cương nghiên cứu (theo mẫu có trong hồ sơ xét tuyển).
e) Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.
g) Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).
h) Các giấy tờ khác gồm có: Bản sao giấy khai sinh; 04 ảnh 3x4 và 02 phong bì có dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận; Giấy xác nhận thâm niên công tác; Giấy chứng nhận sức khỏe; Quyết định hoặc hợp đồng lao động dài hạn có công chứng; Công nhận văn bằng của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng công chứng (nếu có); 
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Tuyển sinh: Thạc sĩ ngành Y học cổ truyền
2.1. Phương thức tuyển sinh, số lần tuyển sinh và địa điểm tổ chức tuyển sinh 
1. Phương thức tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ: thi tuyển đối với người Việt Nam và xét tuyển đối với người nước ngoài có nguyện vọng học Thạc sĩ tại Việt Nam. 
2. Tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ: 2 lần/năm. 
3. Địa điểm tổ chức thi tuyển sinh:  Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam – Số 2 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội.
2.2. Các môn thi tuyển sinh
Thi tuyển sinh bao gồm 3 môn thi,  cụ thể như sau:
1. Môn ngoại ngữ: Ngoại ngữ (chọn một trong các ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Văn đề thi trình độ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương.
2. Môn cơ sở ngành: Lý luận cơ bản Y học cổ truyền
3. Môn chuyên ngành: Bệnh học Y học cổ truyền
Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:  
- Có bằng tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài; 
- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ B1 theo khung Châu Âu, HSK3 và tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận. 
2.3. Đối tượng và điều kiện dự thi
Đối tượng dự thi đào tạo trình độ Thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:  
1. Về văn bằng
- Có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Y học cổ truyền .
- Người có bằng tốt nghiệp Đại học Y chuyên ngành khác, phải có chứng chỉ định hướng YHCT hoặc có chứng chỉ học bổ sung kiến thức ngành YHCT.
- Văn bằng Đại học Y do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có công nhận văn bằng của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có chứng chỉ định hướng YHCT hoặc có chứng chỉ học bổ sung kiến thức ngành YHCT.
2. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận. 
3. Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định.
2.4. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm
1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu có trong hồ sơ dự thi)
2. Sơ yếu lý lịch.
3. Bản sao giấy khai sinh.
4. Giấy chứng nhận sức khỏe.      
5. 04 ảnh 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau ảnh, ảnh để trong phong bì).
6. Giấy xác nhận thâm niên công tác.
7. Bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm Đại học (công chứng)
8. Đối với bằng tốt nghiệp Đại học nước ngoài: 
- Bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học (công chứng)
- Công nhận văn bằng của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (công chứng)  
9. Chứng chỉ định hướng YHCT hoặc có chứng chỉ học bổ sung kiến thức ngành YHCT (công chứng).
10. Bản sao bằng tốt nghiệp khác, bảng điểm (công chứng)   
11. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có, công chứng)                 
12. Chứng chỉ, văn bằng  ngoại ngữ  (nếu có, công chứng)    
3. Tuyển sinh: Chuyên khoa I ngành Y học cổ truyền
3.1. Điều kiện dự thi
- Có bằng tốt nghiệp bác sỹ ngành Y học cổ truyền;
- Đối với những bác sĩ làm việc liên tục từ trước ngày 01/01/2012 (ngày Thông tư số 41/2011/TT-BYT có hiệu lực) cho đến ngày đăng ký dự thi được dự thi chuyên ngành đang làm việc.
- Có chứng chỉ hành nghề bác sĩ YHCT.
- Lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.2. Hình thức đào tạo: Hình thức giáo dục chính quy
- Hệ tập trung: Học tập trung 2 năm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
- Hệ tập trung theo chứng chỉ: Học tập trung từng đợt theo kế hoạch của Học viện, thời gian học tập trong 3 năm.
3.3. Các môn thi tuyển: 02 môn 
1. Môn cơ sở ngành: Môn Sinh lý
2. Môn chuyên ngành: Chuyên ngành Y học cổ truyền
3.4. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm
 1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu có trong hồ sơ dự thi).    
2. Sơ yếu lý lịch.
3. Bản sao giấy khai sinh.
4. Giấy chứng nhận sức khỏe.      
5. 04 ảnh 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau ảnh, ảnh để trong phong bì).
6. Giấy xác nhận thâm niên công tác.
7. Chứng chỉ hành nghề bác sĩ YHCT (công chứng)
 8. Quyết định hoặc Hợp đồng lao động dài hạn (công chứng)
 9. Công văn giới thiệu của cơ quan cử đi dự thi             
10. Bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học (công chứng)
Đối với bằng tốt nghiệp đại học nước ngoài: 
 - Bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học (công chứng)
- Công nhận văn bằng của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (công chứng)  
11. Bản sao bằng tốt nghiệp khác, bảng điểm (công chứng)   
12. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có, công chứng)                 
4. Tuyển sinh: Chuyên khoa II ngành Y học cổ truyền
 4.1. Điều kiện dự thi: 
- Về thâm niên chuyên môn để dự thi: sau khi tốt nghiệp Chuyên khoa I ngành Y học cổ truyền hoặc 36 tháng sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Y học cổ truyền.
- Lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 4.2. Hình thức đào tạo: 
- Hệ tập trung: Học tập trung liên tục 02 năm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
- Hệ tập trung theo chứng chỉ: Học tập trung từng đợt theo kế hoạch của Học viện, thời gian học tập 04 năm.
4.3. Các môn thi tuyển
1. Môn ngoại ngữ: Một trong các ngoại ngữ: Nga, Trung, Anh, Pháp, Đức. Mức độ đề thi tương đương trình độ bậc 3/6 của khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương.
Thí sinh đạt trình độ bậc 3/6 của khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) được miễn thi môn ngoại ngữ.
2. Môn chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp Y học cổ truyền trình độ Chuyên khoa I
4.4. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm
1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu có trong hồ sơ dự thi).    
2. Sơ yếu lý lịch.
3. Bản sao giấy khai sinh.
4. Giấy chứng nhận sức khỏe.      
5. 04 ảnh 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau ảnh, ảnh để trong phong bì).
6. Chứng chỉ hành nghề bác sĩ Y học cổ truyền (công chứng)
7. Quyết định hoặc Hợp đồng lao động dài hạn (công chứng)
8. Công văn giới thiệu của cơ quan cử đi dự thi             
 9. Bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm: Đại học; Chuyên khoa I; Thạc sỹ YHCT (công chứng)
 Đối với bằng tốt nghiệp tại nước ngoài: 
 - Bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm (công chứng)
 - Công nhận văn bằng của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (công chứng)  
 10. Bản sao bằng tốt nghiệp khác, bảng điểm (công chứng)   
 11. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có, công chứng)        
 12. Chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có, công chứng)     
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
Áp dụng đối với thí sinh dự thi Thạc sĩ, Chuyên khoa II, Chuyên khoa I.
1. Đối tượng ưu tiên
a) Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b) Thương binh, người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh;
   c) Con liệt sĩ;
 d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
 đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a, Khoản này.
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
2. Mức ưu tiên:  Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng mười điểm (10 điểm) vào kết quả thi cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện miễn thi môn ngoại ngữ theo quy định và cộng một điểm (1 điểm) vào kết quả thi cho một
 trong hai môn thi (thang điểm 10).
Ghi chú:
Các thí sinh thuộc diện ưu tiên đề nghị nộp giấy xác nhận ưu tiên của cơ quan có thẩm quyền khi nộp hồ sơ (không giải quyết trường hợp bổ sung giấy ưu tiên sau khi đã nộp hồ sơ).
Mỗi thí sinh chỉ được hưởng một diện ưu tiên, thí sinh không đăng ký ưu tiên khi nộp hồ sơ dự thi sẽ không được Hội đồng thi xét duyệt ưu tiên.
Khu vực ưu tiên căn cứ theo khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng tại thời điểm thi.
III. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM PHÁT HÀNH VÀ NHẬN HỒ SƠ
 1. Thời gian phát hành hồ sơ: Từ ngày 11/3/2021 
2. Thời gian nhận hồ sơ: Từ 8h00 ngày 01/4/2021 đến 16h30 ngày 19/4/2021
3. Lệ phí dự thi và thi tuyển dự kiến:
- Phí đăng ký dự tuyển: 60.000đ/hồ
 - Lệ phí thi và xét tuyển:
 + 120.000 đ/01 môn thi đối với thí sinh dự thi Thạc sĩ, Chuyên khoa cấp II, Chuyên khoa cấp I.
+ 200.000 đồng đối với thí sinh dự tuyển Nghiên cứu sinh.
+ 2.000.000 đ/đề cương nghiên cứu đối với thí sinh dự thi Nghiên cứu sinh.
 4. Nhận giấy báo thi: Dự kiến thứ Hai ngày 24/5/2021
 5. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Phòng Đào tạo Sau đại học – Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam – Phòng 303 – tầng 3 tòa nhà 11 tầng.
Phí đăng ký dự thi, phí dự thi thu tại phòng Tài chính Kế toán theo quy định của Nhà nước và Học viện (các khoản này nộp 01 lần cùng với hồ sơ đăng ký thi tuyển). 
Thí sinh không đủ tiêu chuẩn dự tuyển không được hoàn trả hồ sơ và lệ phí tuyển sinh.
IV. ÔN THI VÀ THI TUYỂN
- Ôn thi: Tổ chức ôn thi các môn cơ sở, chuyên ngành và ngoại ngữ cho các đối tượng dự thi. (kinh phí ôn thi theo từng môn ôn tập)
- Thời gian bắt đầu ôn thi: Dự kiến từ ngày 26/4/2021 đến 22/5/2021 (kế hoạch ôn thi cụ thể tại Phòng Đào tạo Sau đại học hoặc xem trên website của Học viện).
V. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM THI
Ngày thi dự kiến: ngày 04,05,06/6/2021
Thí sinh xem giờ thi và địa điểm thi cụ thể tại Phòng Đào tạo Sau đại học.
Địa điểm thi: Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam 
Thông tin chi tiết tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2021 xin liên hệ với Phòng đào tạo Sau đại học, ĐT: 0433 540 277; Fax: 0433 824 931 hoặc DĐ: 0969530077 hoặc xem trên website: http//www.vutm.edu.vn
Thí sinh tự túc nơi ăn, chốn ở.
Nhận được thông báo này, trân trọng đề nghị Quý cơ quan thông báo nội dung tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2021 của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho các cơ sở Y tế trực thuộc để các cán bộ có đủ điều kiện và nguyện vọng thi tuyển làm các thủ tục cần thiết dự thi theo đúng kế hoạch./.

Nơi nhận:                                                                                                   KT. GIÁM ĐỐC
- Như trên;                                                                                                            PHÓ GIÁM ĐỐC
- Vụ KH&ĐT Bộ Y tế (để báo cáo);                                                                    (Đã ký)
- Vụ GDĐT Bộ GD&ĐT (để báo cáo);
- Các Phòng ban (để phối hợp thực hiện);
- Website Học viện;
- Lưu: VT, SĐH.    
                                                                                                                         Nguyễn Quốc Huy


Tin liên quan:

Thông báo về việc triển khai hình thức giảng dạy trực tuyến cho sinh viên, học viên

Thư mời tham dự sự kiện ra mắt tác phẩm “Toát yếu Đông dược diễn ca”

Thông báo v/v công nhận kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển viên chức năm 2020 của Học viện (Có danh sách kèm theo)

Danh sánh thí sinh đủ điều kiện dự kiểm tra đầu vào năm 2020

Thông báo kết quả chấm phúc khảo vòng 2 kỳ thi tuyển viên chức của Học viện YDHCT VN

Thông báo danh sách dự kiến trúng tuyển kỳ thi tuyển viên chức của Học viện năm 2020

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn