Học viện tổ chức Hội thảo khoa học “Thừa kế, nghiên cứu và phát triển thuốc Nam”

Date: 29/11/2019Lượt xem: 2458

Nhằm tôn vinh, tưởng nhớ lương y Nguyễn Kiều, người đã có công lớn trong việc nghiên cứu và sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh cho nhân dân, ngày 29/11/2019, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “Thừa kế, nghiên cứu và phát triển thuốc Nam”.

Hội thảo khoa học với mục tiêu mở rộng giao lưu thông tin khoa học, trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển thuốc Nam, góp phần nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Tham dự Hội thảo, về phía khách mời có: Thầy thuốc nhân dân, BS Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội, kiêm Phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam; BS. Nguyễn Xuân Việt - Phó chủ tịch Hội Nam y Việt Nam cùng các hội viên Hội Nam y Việt Nam, Hội đồng môn Lương y Nguyễn Kiều; lãnh đạo các bệnh viện, các trường Đại học, các Hội đông y tỉnh và các đơn vị tài trợ. Về phía Học viện, có: PGS. TS. Phạm Quốc Bình – Phó Giám đốc Học viện; PGS. TS. Đoàn Quang Huy - Phó Giám đốc Học viện cùng lãnh đạo các Phòng, ban, đơn vị trực thuộc, cán bộ giảng viên và sinh viên, các thế hệ học trò của lương y Nguyễn Kiều.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Phạm Quốc Bình - Phó Giám đốc Học viện giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Học viện, cơ sở đào tạo YHCT lớn nhất cả nước. PGS.TS. Phạm Quốc Bình cũng bày tỏ sự biết ơn đối với lương y Nguyễn Kiều, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Trung cấp Tuệ Tĩnh, nay là Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

 

PGS.TS. Phạm Quốc - Phó Giám đốc Học viện phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, Thầy thuốc nhân dân, BS. Nguyễn Hồng Siêm, chủ tịch Hội Đông y thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thuốc Nam trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Qua đây, BS. Nguyễn Hồng Siêm hi vọng các cây thuốc sẽ được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, là nguồn dược liệu quý để sản xuất ra các bài thuốc chữa bệnh cho người dân.

 

Thầy thuốc nhân dân, BS. Nguyễn Hồng Siêm phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo tiếp tục với 8 báo cáo khoa học của các báo cáo viên về thuốc Nam dưới sự điều hành của Đoàn chủ tọa. Các báo cáo đều nêu bật được lợi ích và hiệu quả của các vị thuốc, các bài thuốc nam. Đặc biệt, có nhiều bài thuốc được thừa kế từ bài thuốc của lương y Nguyễn Kiều, đề cập trong một số báo cáo như: Đánh giá tác dụng giảm đau của bài thuốc TK1 kết hợp điện châm điều trị bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát, Chẩn trị thực tiễn và ứng dụng bài Kê khương đường lương y Nguyễn Kiều,…

 

Đoàn chủ tọa điều hành Hội thảo gồm: PGS.TS. Phạm Quốc Bình, PGS.TS. Đoàn Quang Huy, PGS.TS. Lê Thị Thanh Nhạn (từ trái qua phải)

 

Lương y Nguyễn Xuân Việt với báo cáo “Một số bài thuốc Nam gắn liền với
sự nghiệp Y học dân tộc của lương y Nguyễn Kiều”

 

ThS. Tô Mạnh Cảnh với báo cáo “Đánh giá tác dụng giảm đau của bài thuốc TK1 kết hợp điện châm điều trị bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát”

 

PGS.TS. Trần Thị Thu Vân với báo cáo khoa học “Giới thiệu một số vị thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường”

 
Báo cáo khoa học "Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị thống kinh cơ năng của bài thuốc Kiên cũng hoàn" của BS. Nguyễn Anh Quốc

 

TS. Trần Thị Hồng Ngãi với báo cáo “Nghiên cứu tác dụng của viên nang HSN trên thực nghiệm”


 

PGS.TS. Phạm Quốc Bình với báo cáo “Báo cáo kết quả bộ tiêu chí chẩn đoán rối loạn Lipid máu theo Y học cổ truyền”

 

Báo cáo “Chẩn trị thực tiễn và ứng dụng bài Kê khương đường lương y Nguyễn Kiều” của BS. Lê Đình Yên

 

ThS. Phạm Ngọc Hà với báo cáo “Đánh giá tác dụng của “Quyên tý thang” kết hợp điện châm và kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay”

 

Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi Hội thảo kết thúc


T/h: Vũ Hồng; Ảnh: Hùng Phúc


 

 

Tin liên quan:

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức tri ân nhà giáo 20/11

Đêm tri ân "Lời muốn nói" chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Lễ công bố Quyết định Chuẩn y chức danh Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy và Quyết định chỉ định bổ sung Đảng ủy viên BCH Đảng bộ Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam trao Quyết định về việc cử cán bộ phụ trách, điều hành các Khoa, Phòng

Tập đoàn Taiyo, Nhật Bản trong buổi làm việc tại Học viện

Học viện Y Dược Học cổ truyền Việt Nam tổ chức lễ Mít tinh kỷ niệm ngày 20/10

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn