Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Phòng và chữa bệnh từ gốc”

Date: 13/05/2019Lượt xem: 3382
Sáng 11/5/2019, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Phòng và chữa bệnh từ gốc”.

Đến dự có PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Bí thư đảng ủy- Giám đốc Học viện; PGS.TS Phạm Quốc Bình – Phó giám đốc Học viện; PGS.TS Đoàn Quang Huy – Phó giám đốc Học viện; Lãnh đạo các phòng, ban, bộ môn, đơn vị trực thuộc và giảng viên Học viện. Về phía khách mời có ông Đặng Xuân Châu – Chủ tịch hội đồng thành viên công ty Navita; TS hóa dược Phạm Trường Sơn – Giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm công ty Navita; ông Chi Richanrd – Chuyên gia công ty Navita.

 
PGS.TS Đậu Xuân Cảnh phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc hội thảo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh cho biết: Việc nghiên cứu tế bào gốc đang được các nhà nghiên cứu của Thế giới, trong đó có Việt Nam thực sự quan tâm. Việc tổ chức Hội thảo Khoa học về phòng và chức bệnh từ gốc sẽ giúp các giảng viên, sinh viên đang tìm hiểu về tế bào gốc có thêm nhiều kiến thức mới để định hướng các nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian tới. PGS.TS Đậu Xuân Cảnh hi vọng sẽ có nhiều hội thảo khoa học như vậy để cho mọi người biết đến các phương pháp chữa trị mới, các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên….

Tiến sĩ Hoá Dược Phạm Trường Sơn chia sẻ: Tế bào gốc là nhà cung cấp tế bào, tạo ra các loại tế bào trong cơ thể. Khi cơ thể chúng ta bị thương hoặc bị bệnh, tế bào gốc tham gia vào quá trình sửa chữa tế bào bị thương và thay thế tế bào chết bằng tế bào mới. Với cơ chế này, tế bào gốc giữ cho cơ thể khỏe mạnh và không bị lão hoá, thoái hoá bất thường. Có thể nói, liệu pháp tế bào gốc là liệu pháp được quan tâm hàng đầu trong y học hiện nay bởi tính vượt trội, có thể góp phần tạo ra cuộc cách mạng mới trong y học, được gọi là cuộc cách mạng tái sinh. Hiện nay tất cả các liệu pháp tế bào gốc đều là cấy ghép tế bào gốc từ bên ngoài vào. Liệu pháp này có mặt hạn chế là có khả năng bị cơ thể đào thải và sự phức tạp của nó là thử thách lớn nhất của y học hiện nay.

  
Báo cáo viên trình bày nghiên cứu của mình tại Hội thảo

Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu mới cập nhật trong chẩn đoán, điều trị được trình bày tại hội thảo như: Đánh giá tác dụng của viên năng Tiền liệt HV trong điều trị bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt; Đánh giá tác dụng của bài thuốc HV trên chức năng sinh sản của chuột cái; Giới thiệu các thành tựu nghiên cứu về thảo dược hỗ trợ chống dị ứng, ung thư, tim mạch, chống lão hóa của Hungary.


Ban tổ chức đã sắp xếp khám bệnh và tư vấn miễn phí cho hơn 100 khách mời tham dự

 

Tham gia thuyết trình tại buổi hội thảo, các bác sĩ và các nhà khoa học đã trình bày nghiên cứu về những căn bệnh thường gặp hiện nay như loãng xương, tai biến mạch máu não hay ung thư. Kết thúc hội thảo, Ban tổ chức đã sắp xếp khám bệnh và tư vấn miễn phí cho hơn 100 khách mời tham dự.
T/h: Lê Chính; Ảnh; Hùng Phúc

Tin liên quan:

Ban Giám đốc - BCH Công đoàn Học viện tổ chức mừng sinh nhật cho các cán bộ CCVC, LĐHĐ có ngày sinh nhật trong Quý II /2019

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Ngày hội đọc sách 2019

Ban Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam giao nhiệm vụ kiêm nhiệm đối với viên chức Học viện

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức hội thảo “Cập nhật điều trị kết hợp hai nền y học trong bệnh lý gan mật”

Khai mạc Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam bổ nhiệm lại chức vụ Trưởng phòng Tài chính kế toán và Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn