5 tư thế yoga cực tốt cho chuyện ấy

Date: 15/09/2015Lượt xem: 171536

Ai cũng biết lợi ích của việc tập yoga đối với sức khỏe, thế nhưng những tác dụng thần kỳ của bộ môn này đối với "chuyện ấy" thì sao? 

Trên thực tế, rất nhiều tư thế tập có thể giúp cải thiện đời sống phòng ngủ của bạn, giúp bạn cảm thấy tự tin và cuốn hút hơn hẳn. Đó là bởi vì sự dẻo dai của cơ thể đã được cải thiện, bạn cũng học được cách siết chặt các cơ bắp quan trọng phục vụ "chuyện ấy"... tất cả những yếu tố đó đều góp phần mang đến một phong độ tuyệt vời cho người tập luyện đều đặn.

1. Chào mặt trời

Bắt đầu bằng việc đứng thẳng người, hai chân khép, tay chắp trước ngực. Hít vào, nâng tay và ngửa lên. Thở ra, gập người về phía trước, cố gắng trán chạm chân, đầu gối thẳng. Hít vào, đồng thời đưa chân về phía sau xa nhất có thể, ngửa cổ nhìn lên. Nín thở, đưa chân còn lại duỗi thẳng. Thở ra, đồng thời hạ đầu gối, ngực, trán xuống thảm. Hít vào đồng thời trườn phần trên thân và đầu lên cao, ngửa cổ nhìn lên. Thở ra đồng thời chống 2 chân xuống thảm và đẩy hông lên phía trên, ra sau. Hít thở, đồng thời đưa chân phải (trái) lên, đặt giữa 2 tay, hạ đầu gối trái (phải) xuống thảm, ngửa cổ nhìn lên. Thở ra, đồng thời đưa chân trái (phải) lên cạnh chân phải (trái), người gập sát chân. Lập lại bước 2. Thở ra, 2 tay chắp trước ngực.

Lợi ích đối với chuyện ấy: Tư thế chào mặt trời có tác dụng lý tưởng trong việc mở ra và thúc đẩy dòng năng lượng hữu hình lẫn vô hình trong cơ thể bạn luân chuyển. Tư thế này củng cố và giải phóng nhiều cơ bắp trên toàn bộ cơ thể. Bạn nên tập 5 lần động tác chào mặt trời mỗi ngày để nhận thấy sự thay đổi tự nhiên trong cơ thể cũng như trí óc của mình.






Ảnh minh họa


2. Mula Bandha

Đứng hoặc ngồi ở tư thế thư giãn, hai bàn chân vắt chéo, cột sống cong hình chữ C tự nhiên nếu ngồi. Nhắm mắt lại và thở thư giãn. Co các cơ ở đáy xương chậu, đằng sau cổ tử cung. Từ từ siết cơ lại, sau đó cũng giãn ra từ từ. Lặp đi lặp lại 15 lần.

Lợi ích: Trong tiếng Phạn, mula có ý nghĩa là gốc rễ, còn bandha là khóa hoặc trói. Do đó, tư thế này còn được biết đến với tên gọi "khóa rễ". Phải mất một thời gian tập luyện để có thể tập đúng và thành thục, nhưng bạn càng thả lỏng cơ thể và tập trung tâm trí thì càng đạt hiệu quả cao. Các chuyên gia yoga đã so sánh Mula Bandha với bài tập cơ kegel nguyên thủy.

3. Tư thế kim cương

Bắt đầu bằng việc ngồi trên lòng bàn chân, hai chân khép lại chạm nhau, cho phép đầu gối ngả sang hai bên. Đặt gót chân cách xương chậu khoảng 50cm. Hít vào, ngồi thẳng và ôm chặt ống chân. Thở ra và gập người về phía trước, trán chạm vào gót chân. Hít thở sâu 5-10 lần.

Lợi ích: Tư thế này giải phóng và làm giãn các cơ ở lưng, nhất là những cơ có liên quan đến khung xương chậu.

4. Tư thế Shoulder Stand

Nằm úp mặt trên thảm. Nâng chân lên cao thẳng về phía trần nhà. Tựa khuỷu tay trên đất, đặt tay ra sau lưng, các ngón tay hướng lên. Hít thở và nâng chân lên cao hơn. Thở ra và cố gắng chạm tay về phía dây áo trong. Nhắm mắt lại và giữ nguyên trong 10-20 nhịp thở.

Lợi ích: Shoulder Stand giúp cân bằng tuần hoàn và hormone nữ.

5.  Halasana

Từ tư thế Shoulder Stand, gập hai chân xuống sau đầu, ngón chân chạm đất. Khóa tay sau lưng. Nhắm mắt và giữ nguyên trong 10-20 nhịp thở.

Lợi ích: Halasana giúp cân bằng hormone, một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo việc phái nữ cảm thấy hưng phấn và "lên đỉnh".

Theo Vietnamnet.vn


Tin liên quan:

Nguồn gốc vai trò của Yoga

Khi tập yoga cần chú ý điều gì?

Mô tả của Yoga trong Ayurveda

Cấu trúc của Yoga

Khi tập yoga cần chú ý điều gì?

Nguồn gốc của Yoga

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn