Mật mông hoa

Date: 06/10/2021Lượt xem: 12615
Mật mông hoa
Tên khoa học: Buddleja officinalis Maxim.
Họ Bọ chó - Buddleiaceae

Mô tả: Cây nhỏ, có nhánh non phủ lông đơn, sít nhau, màu hung hay trắng và những lông tuyến. Lá xoan hay thuôn - ngọn giáo, dài 5-15 cm, rộng l-3 cm, nhọn đầu, nguyên hay có răng, dài 5- ll cm, rộng 2-4 cm,  Phía trên nhẵn , có lông bột ở dưới, dạng màng hay hơi daỉ. Hoa trắng, vàng , thành chuỳ ở ngọn thường hẹp, dài 15 cm, gồm những xim có cuống, nhiều hoa. Quả nang hoá sừng, thuôn bầu dục, hai lần dài hơn đài.

Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng vùng núi đá vôi. Ra hoa tháng 2-4, có quả tháng 5-8.

Phân bố: Cao Bằng, Lạng Sơn, còn có ở Trung Quốc.

Bộ phận dùng: Nụ hoa và cụm hoa, thường gọi là Mật mông hoa - Thu hái về, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Tính vị tác dụng: Vị ngọt, tính hơi hàn, có độc ít; có tác dụng thanh can nhiệt,  khử uế, kháng khuẩn.
Công dụng: Thường dùng trị mắt đỏ đau, chảy nước mắt.
Liều dùng 6-l0g.

Bài thuốc:
1. Đau mắt đỏ, sợ chói, chảy nước mắt:
Mật mông hoa, Cúc hoa và hạt Mào gà, mỗi vị 12g, Hoàng đằng 8g. sắc uống. (TĐCT)
2. Đau mắt đỏ do thời tiết ôn nhiệt, nhiều người cùng mắc, mắt ngứa; nhức đẩu hoặc có sốt:
Mật mông hoa, Bạc hà, Kinh giới, hạt Muồng sao, Huyền sâm, Dành dành, vỏ Núc nác, Ngưu tất, Mạch môn, mỗi vị 12g. sắc uống. (TĐCT)
3. Kết mạc mắt đỏ, sưng, phát sốt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, ghèn nhiều, ngứa mí mắt:
Mật mông hoa, Thảo quyết minh đều l0g, Cúc hoa, Mộc tặc, Thạch quyết minh (cho vào sắc trước), Khương hoạt, Tật lê, Cốc tinh thảo đều 15g, Rau má, lá rau muống đều 30g. Sắc uống. Đồng thời lấy Tang diệp, Tử hoa địa đinh, Cúc hoa vàng, Bồ công anh, các vị bằng nhau, nấu lấy nước xông mắt. (NTBTTD)

Ghi chú:
Nụ hoa Mật mông hoa chứa Acacetin, apigenin, luteolin, neobudofflcide, linarin (acaciin), luteolin-7-o-rutinoside, luteolin-7-o-glucoside, cosmosiin, salidroside, verbascoside (tức acterosiđe), isoacteroside, echinacoside, oleanl3(18)-en-3-on-amyrin, euphorb-8,24-dien-3-yl acetat (butyrospermyl acetat),a-spinosterol, glutitol, acid vasilic, poliumoside, martynoside, p-hydroxyacteoside, cistanoside F, apigenin-7-rutinoside, Còn có sắc tố crocin. Cụm hoa chứa buddleoglucoside.
Nghiên cứu dược lý đã chứng minh, nụ hoa của cây Mật mông hoa có hoạt tính kháng virus . Chất chiết xuất của Mật mông hoa và verbascoside, echinacoside có tác dụng ức chế nấm rất mạnh; verbascoside còn có hoạt tính kháng tế bào ung thư HL60 và KB.
Tin liên quan:

Đại

Hạ khô thảo

Dành dành

Cúc vạn thọ

Cần tây

Thương truật

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn