Bị bỏng có nên bôi nghệ?

Date: 06/11/2015Lượt xem: 16228

Tôi vừa bị bỏng nước sôi ở tay nhìn rất sợ. Có người khuyên giã nghệ tươi và bôi ngay khi lên da non, có người lại bảo không nên. Vậy tôi phải làm thế nào bây giờ? Mong chuyên mục tư vấn giúp.

Theo quan niệm dân gian, củ nghệ tươi khi bôi vào vết thương hay vết sẹo sẽ làm lành mọi vết thương và không để lại sẹo, không để lại vết thâm. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trong nghệ có tinh chất vitamin E và một số chất khác có tác dụng là kích thích liền vết thương, hoặc chỉ có hiệu quả tốt với những vết thương nhỏ như mụn



Củ nghệ

trứng cá hay những vết thương nhỏ (khi da chỉ bị tổn thương ở bề mặt) chứ không có hiệu quả làm liền sẹo hay giảm vết thâm như dân gian quan niệm. Thêm nữa, tỉ lệ dị ứng nghệ rất cao, có thể làm vết thương thêm trầm trọng.

Nếu bạn có cơ địa dị ứng thì lại càng phải thận trọng, vì nếu bôi nghệ không đúng sẽ làm loét vùng da non tại vết thương. Ngoài ra, khi vết thương chưa kịp lên da non mà đã vội vàng bôi nghệ thì có thể làm vết sẹo sau này đen bóng lại. Khả năng bị thâm bóng cũng rất cao khi vết thương vừa lên da non. Khi đó, nghệ không còn tác dụng làm mờ mà là tô đậm dấu ấn của sẹo.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ. Nếu là vết thương nông, nó sẽ nhanh liền và không để lại sẹo. Đừng tự ý bôi nghệ tươi khi da còn non để hạn chế tác động lên sắc tố da, khiến vùng da bị sẹo thâm đen và bóng lên.


Theo Giadinh.net.vn



Tin liên quan:

Thế nào là vòng kinh đều ?

Hoa Actisô – vị thuốc mát gan lợi tiểu

Có thể là vòng kinh thưa

5 loại thực phẩm lên men tốt cho não

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây tía tô

10 cách để giảm nguy cơ ung thư

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn