Các món ăn làm giảm huyết áp

Date: 30/03/2016Lượt xem: 154666

1. Canh rau cần, táo đỏ

Nguyên liệu: Rau cần 300g, táo đỏ 12 quả.

Cách làm:

- Rau cần rửa sạch, xắt khúc. Táo đỏ rửa sạch, thái miếng.

- Cho hai thứ trên vào nồi, đổ nước vừa phải đun kỹ, lấy nước uống.

Tác dụng chữa bệnh: Hạ huyết áp, làm mát gan, thanh nhiệt.

2. Cháo khoai lang, ý dĩ

Nguyên liệu: Khoai lang 200g, ý dĩ 20g, gạo nếp 80g.

Cách làm:

- Ý dĩ, gạo nếp đem đãi sạch; khoai lang rửa sạch, gọt vỏ thái nhỏ.

- Cho gạo nếp và ý dĩ vào nồi, đổ nước vừa phải, cho tiếp khoai lang vào, nấu thành cháo.

 Tác dụng chữa bệnh: Ăn thường xuyên loại cháo này có công dụng phòng ngừa cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

3. Canh ngô, củ cải

Nguyên liệu: Ngô bao tử 450g, củ cải trắng 200g, muối vừa đủ.

Cách làm:

- Ngô bao tử thái đoạn, củ cải trắng gọt vỏ thái miếng nhỏ.

- Cho hai thứ trên vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh nhừ trong 40 phút.

- Nêm muối vừa miệng.

Tác dụng chữa bệnh: Ngô giúp hạ huyết áp, củ cải thanh nhiệt giải độc, cả hai loại thực phẩm này đều có công hiệu hạ huyết áp.


Ảnh minh họa


4. Cháo cải bó xôi

Nguyên liệu: Cải bó xôi 300g, gạo tẻ 100g, muối vừa đủ.

Cách làm:

- Cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ

- Gạo vo đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu thành cháo.

- Khi cháo sắp chín, cho cải bó xôi vào đun cùng, nêm muối vừa miệng là được.

Tác dụng chữa bệnh: Giúp lưu thông máu, nhuận tràng, hạ huyết áp.

5. Nước vỏ khoai tây

Nguyên liệu: Khoai tây 5 củ.

Cách làm:

- Khoai tây rửa sạch, gọt lấy vỏ.

- Cho vỏ khoai tây vào nồi, đổ nước vừa đủ.

- Đun khoảng 10 phút, để nguội lọc bã, lấy nước uống.

Tác dụng chữa bệnh: Trước mỗi bữa ăn uống 2 thìa canh, mỗi ngày uống ít nhất 4 lần sẽ có công hiệu hạ huyết áp.

6. Nước rễ răm, hạt thì là

Nguyên liệu: Rễ rau răm 30g, hạt thì là 10g.

Cách làm:

- Rễ rau răm rửa sạch, để ráo.

- Hạt thì là giã nhuyễn nát.

- Cho rễ răm và hạt thì là vào xoong, chế đủ nước, sắc kỹ 2 lần, chắt lấy nước uống. 3-5 ngày/liệu trình.

Tác dụng chữa bệnh: Hạ huyết áp

7. Cháo tỏi

Nguyên liệu: Tỏi 40g, gạo tẻ 100g.

Cách làm:

- Tỏi (đã bóc vỏ) chần qua nước sôi khoảng 1 phút rồi lấy ra.

- Gạo đãi sạch, cho vào nước chần tỏi nấu thành cháo.

- Khi cháo chín cho tỏi vào đun nhừ.

Tác dụng chữa bệnh: Cháo tỏi giúp hạ huyết áp.

8. Cháo cà rốt

Nguyên liệu:  Cà rốt 100g, gạo tẻ 100g.

Cách làm:

- Cà rốt rửa sạch, thái miếng nhỏ. Gạo vo đãi sạch.

- Cho gạo, cà rốt vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo.

Tác dụng chữa bệnh: Hạ huyết áp rất tốt.

9. Lạc ngâm giấm

Nguyên liệu:  Lạc nhân 200g, giấm gạo vừa đủ.

Cách làm:  Cho lạc đã được đãi sạch vào giấm, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được.

Tác dụng chữa bệnh: Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần khoảng 20 hạt lạc, có thể cải thiện tình trạng cao huyết áp.

10. Chuối vừng hấp

Nguyên liệu: Vừng đen 20g, chuối chín 100g.

Cách làm:

- Vừng rang vàng, bỏ vỏ, giã nát nhuyễn

- Chuối bóc bỏ vỏ, đánh nhuyễn.

- Trộn đều vừng giã với chuối, cho vào bát con đựng, đặt vào nồi chưng cách thủy chín là được.

- Ngày 1-2 lần, 5-7 ngày/đợt.

Tác dụng chữa bệnh: Chữa cao huyết áp.

11. Chè đậu đen, mộc nhĩ

Nguyên liệu: Mộc nhĩ 30g, đậu đen 100g, đường 50g, gừng tươi 5g.

Cách làm:

- Mộc nhĩ rửa sạch, ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ.

- Đậu đen đãi sạch, ngâm nước khoảng 1-2 tiếng.

- Gừng cạo vỏ, giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt.

- Đậu đen cho vào nồi, ninh bở. Đường cho vào nồi nước đun tan, khi đậu đen đã bở trút nước đường sang nồi đậu đun ngấm. Cho mộc nhĩ, nước cốt gừng vào đun ngấm là được.

Tác dụng chữa bệnh: Chữa cao huyết áp, thiếu máu, táo bón, suy nhược cơ thể. 3-5 ngày 1 liệu trình.


 Lê Lưu

                                                            Trích lược bổ sung theo Nguyễn Hữu Thụy

 Rau xanh chữa bệnh

                                                        NXB Phụ nữ - 2015

 

Tin liên quan:

Để có một vóc dáng thiên thần

Kế hoạch ăn uống giảm cân trong 5 ngày chỉ với trái cây và rau quả

Ăn rau xanh thường xuyên có lợi gì

Làm đẹp vòng một bằng thực phẩm

Thực phẩm lợi da

Ăn kiêng chắc gì đã tốt

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn